Tôi không phải là dân mọt sách nhưng thỉnh thoảng có thời gian cũng đọc một vài quyển. Một trong những tác phẩm tuy không dài nhưng ấn tượng nhất đối với tôi là cuốn "Bắt trẻ đồng xanh" (The catcher in the rye) của nhà văn người Mỹ, J.D. Salinger.
Tôi tình cờ nhặt được quyển sách này (bản tiếng Anh) của ai đó bỏ rơi hơn chục năm về trước, mang về nhà đọc và thấy rất thú vị. Gần đây, tôi có đọc lại cuốn này một lần nữa và thấy câu chuyện vẫn rất hấp dẫn, đầy sức sống.
Cách suy nghĩ, triết lý thông thái hoặc đôi khi là “cùn” của cậu bé Holden Caulfield, nhân vật chính trong cuốn sách được viết từ năm 1951 này hầu như vẫn còn nguyên vẹn ý nghĩa trong cuộc sống đương đại.
"Bắt trẻ đồng xanh" được coi là một trong những tác phẩm văn học xuất sắc nhất của Hoa Kỳ và văn học thế giới nói chung. Nó đã được dịch ra hầu hết các ngôn ngữ chính trên thế giới. Tổng thống George W. Bush từng nói rằng đây là cuốn sách kỳ diệu đã truyền cho ông nhiều cảm hứng.
Cuốn sách này cũng được cho rằng đã gây ảnh hưởng đến nhiều vụ việc đình đám trong lịch sử như các vụ ám sát ca sĩ John Lenon, tổng thống Ronald Reagan… Chẳng liên quan gì đến đồng quê như tiêu đề, đây lại là câu chuyện về chuyến "dạt vòm", lang thang của một cậu bé 16 tuổi sau khi bị đuổi học.
Cuộc phiêu lưu 4 ngày của Holden tại New York (nơi gia đình cậu đang sinh sống) có đầy đủ mùi vị của rượu thuốc, gái gú và cả văn hóa nghệ thuật hay các cuộc hẹn hò lãng mạn, lòng vị tha, cô đơn…
Hình ảnh minh họa tác phẩm "Bắt trẻ đồng xanh" bản tiếng Anh. |
Một người bạn của tôi cũng đã đọc "Bắt trẻ đồng xanh" (bản tiếng Việt). Nói chuyện với anh ấy về nội dung câu chuyện, tôi thấy cảm nhận của chúng tôi về cuốn truyện khá khác nhau, có lẽ là do những khác biệt đáng kể giữa bản dịch và bản gốc tiếng Anh.
Đành rằng khi chuyển ngữ một câu chuyện từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác không thể nào tránh khỏi sự rơi vãi ngôn từ hoặc rào cản khác biệt văn hóa. Tuy nhiên, việc truyền tải đúng thông điệp, ý tưởng của người viết là tối quan trọng và điều này đôi khi đã bị chệch hướng
Trích đoạn đối thoại của Holden và ông thầy Spencer trước ngày cậu rời khỏi trường vì bị đuổi học: “Life is a game, boy. Life is a game that one plays according to the rules”. “Yes sir, I know it is, I know it”, game my ass. If you get on the side where all the hotshots are then it’s a game, I’ll admit that. But if you get on the other side where there arent any hotshots then what’s a game about it. Nothing. No game.
Bản dịch: “Cuộc đời là một ván bài, em phải chơi theo đúng luật lệ. “Em biết rồi, em biết cả đó”. Hừm, bài với chả bạc, nếu ở phía bên vận đỏ thì ví đời là canh bạc cũng chả sao, thử đặt mình vào bên vận đen xem lúc đó đời có còn là canh bạc không. Chẳng giống nhau chút nào hết".
Rõ ràng, đã có một sự chệch hướng hoàn toàn trong bản dịch nội dung đoạn thoại trên. Ông thầy không nói với Holden “cuộc đời là một ván bài” (thầy không thể dạy trò triết lý sống kiểu bài bạc như vậy) mà phải hiểu ông nói là “cuộc đời là một trận đấu” (hai người mới nói đến trận bóng của trường ở đoạn trước), “em phải chơi theo luật của nó”.
Holden nói “em biết, em biết rồi” nhưng trong đầu của cậu lại nghĩ: “Đấu cái chết tiệt, nếu đội của mình có cầu thủ giỏi thì còn có thể đấu, chứ bên mình mà chẳng có ai ra hồn thì đấu điếc cái gì nữa”. Suy nghĩ này của Holden cũng chính từ việc cậu cho rằng thầy trò trường cậu chẳng coi ai ra gì nên cậu đã chán không muốn học ở trường này nữa.
Bìa cuốn sách bản Anh và bản Việt. |
Đoạn Holden nghĩ về tụi con gái: “The trouble with girls is, if they like a boy, no matter how big bastard he is, they’ll say he has an inferiority complex, and if they don’t like him, no matter how nice a guy he is or how big an inferiority complex he has, they’ll say he is conceited”.
Bản dịch: “Mọi bất hạnh đối với con gái đều ở chỗ nếu chúng thích một thằng nào đó thì dù thằng kia đê tiện trăm lần chúng sẽ nói thằng đó tổng thể chưa hoàn thiện, còn nếu chúng không ưa thì dù thằng đó giỏi trai nhất thế giới với một tổng thể hoàn thiện nhất thì chúng vẫn nói là hắn tự cao”.
Đoạn này phải hiểu là: “Bất hạnh đối với tụi con gái là ở chỗ nếu chúng thích một thằng nào đó thì dù thằng đó khốn nạn thế nào, chúng sẽ nói thằng đó hay mặc cảm tự ti, còn nếu chúng không ưa thì dù thằng đó có tử tế hay thực sự tự ti thì chúng vẫn nói là hắn tự cao tự đại”.
Đoạn thầy Antolini chỉ bảo Holden: “The mark of the immature man is that he wants to die nobly for a cause while the mark of the mature man is that he wants to live humbly for one”.
Bản dịch: “Dấu hiệu thiếu chín chắn của con người là anh ta muốn chết cho một sự nghiệp chính nghĩa, còn dấu hiệu chín chắn là anh ta muốn sống yên bình cho sự nghiệp chính nghĩa”.
Đoạn này phải hiểu là: “Dấu hiệu của người chưa trưởng thành là anh ta muốn chết cho môt mục đích cao thượng còn dấu hiệu của người trưởng thành là anh ta muốn sống vì một mục đích khiêm nhường”.
Tôi chưa đọc hết "Bắt trẻ đồng xanh" bản tiếng Việt, nhưng tham khảo một vài đoạn trích tiêu biểu nói trên, tôi cho rằng đã có những rơi vãi đáng kể trong việc dịch một tuyệt tác văn học đầy tính triết lý như cuốn sách này sang tiếng Việt.
Liệu độc gỉa Việt có bắt hết được hồn cốt của "Bắt trẻ đồng xanh" hay không, và còn bao nhiêu tác phẩm văn học nước ngoài nổi tiếng khác đã được dịch sang tiếng Việt ra sao? Tôi không rõ lắm vì không phải là dân văn chương.
>
Bản dịch: “Mọi bất hạnh đối với con gái đều ở chỗ nếu chúng thích một thằng nào đó thì dù thằng kia đê tiện trăm lần chúng sẽ nói thằng đó tổng thể chưa hoàn thiện, còn nếu chúng không ưa thì dù thằng đó giỏi trai nhất thế giới với một tổng thể hoàn thiện nhất thì chúng vẫn nói là hắn tự cao”.
Đoạn này phải hiểu là: “Bất hạnh đối với tụi con gái là ở chỗ nếu chúng thích một thằng nào đó thì dù thằng đó khốn nạn thế nào, chúng sẽ nói thằng đó hay mặc cảm tự ti, còn nếu chúng không ưa thì dù thằng đó có tử tế hay thực sự tự ti thì chúng vẫn nói là hắn tự cao tự đại”.
Đoạn thầy Antolini chỉ bảo Holden: “The mark of the immature man is that he wants to die nobly for a cause while the mark of the mature man is that he wants to live humbly for one”.
Bản dịch: “Dấu hiệu thiếu chín chắn của con người là anh ta muốn chết cho một sự nghiệp chính nghĩa, còn dấu hiệu chín chắn là anh ta muốn sống yên bình cho sự nghiệp chính nghĩa”.
Đoạn này phải hiểu là: “Dấu hiệu của người chưa trưởng thành là anh ta muốn chết cho môt mục đích cao thượng còn dấu hiệu của người trưởng thành là anh ta muốn sống vì một mục đích khiêm nhường”.
Tôi chưa đọc hết "Bắt trẻ đồng xanh" bản tiếng Việt, nhưng tham khảo một vài đoạn trích tiêu biểu nói trên, tôi cho rằng đã có những rơi vãi đáng kể trong việc dịch một tuyệt tác văn học đầy tính triết lý như cuốn sách này sang tiếng Việt.
Liệu độc gỉa Việt có bắt hết được hồn cốt của "Bắt trẻ đồng xanh" hay không, và còn bao nhiêu tác phẩm văn học nước ngoài nổi tiếng khác đã được dịch sang tiếng Việt ra sao? Tôi không rõ lắm vì không phải là dân văn chương.
Theo: vnexpress.net